Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ cho sinh viên

Kinh nghiệm chọn mua laptop cũ cho sinh viên

Laptop là một công cụ học tập và làm việc cần thiết nhất hiện nay. Cứ mỗi năm học, thị trường laptop dành cho sinh viên học sinh lại sôi động lên. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều mẫu mã laptop đa dạng của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như Asus, Dell, Toshiba, HP, Acer,.. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế, có rất nhiều người đòi hỏi một chiếc máy tính cho cấu hình cao để học đồ họa song kinh phí thì lại khá eo hẹp. Lựa chọn một chiếc máy tính cũ là một ý tưởng rất đáng được quan tâm tới. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các sinh viên cũng như là những người có nhu cầu sắm một chiếc laptop đã qua sử dụng với giá phải chăng và chất lượng nhất với một vài thao tác kiểm tra máy tính đơn giản nhưng rất chuyên nghiệp như sau:

Kinh nghiệm lựa chọn laptop cũ nhưng chất lượng tốt.

Bước 1: Đánh giá sơ bộ về ngoại hình, bàn phím, touchpad

Tuy là mua laptop cũ nhưng bạn hãy lựa chọn những máy có ngoại hình đẹp, ít trầy xước. Giá có thể cao hơn một chút so với máy tệ hơn nhưng bù lại nó cho bạn một cảm giác an toàn bởi sự kĩ tính của chủ sở hữu trước đây của nó.

Bước 2: Kiểm tra màn hình
Hãy lên mạng tải về những tấm ảnh desktop màu toàn màu đen và toàn màu trắng rồi mở lên toàn màn hình để kiểm tra lần lượt. Nếu thấy một hoặc một vài điểm có màu bất thường thì màn hình đã bị điểm chết. Về lâu dài thì các điểm này sẽ ngày một nhiều hơn và ảnh hưởng tới khả năng hiển thị của máy.

Bước 3: Kiểm tra CPU, RAM, Card màn hình

CPU là một thành phần rất quan trọng của máy tính. Nó là bộ não của máy tính và có vai trò quan trọng đến cái giá tiền của một chiếc máy. Mua hàng cũ thì nên lựa chọn dòng core i của intel, và cũng cần quan tâm đặc biệt đối với thế hệ CPU. Mục đích chủ yếu của bước này là xác định chính xác máy đã ra mắt được bao lâu rồi.

Cách đơn giản nhất đề kiểm tra cấu hình máy tính là bấm tổ hợp phím Windows + R trên bàn phím và gõ dxdiag. Tại đây bạn có thể dể dàng kiểm tra các thông số cấu hình của máy bao gồm Ram, CPU, VGA.

Ví dụ: Cấu hình máy trong hình có CPU core i3 – 2350. Ram 4GB, hệ điều hành Windows 7 Pro 64bit. Số 2 trong dòng chữ 2350 ở sau chữ i3 mang ý nghĩa đây là CPU thế hệ thứ 2. Đây là dòng nổi bật nhất của năm 2012. Tức là máy đã sử dụng 3 năm rồi. Nếu chỉ có 3 số thì nó là CPU thế hệ 1 ( xxx ). Hiện nay thì Intel đã phát triển đến dòng core i thế hệ thứ 5 rồi ( 5xxx ).

Lưu ý: Cách này được áp dụng vì nó rất dễ thực hiện. Tuy nhiên với nhiều người quá rành về máy tính, họ có thể dễ dàng chỉnh sửa các thông số cấu hình thông qua Registry để lừa người dùng. Nếu có thể hãy dùng phần mềm CPUZ để kiểm tra chắc chắn nhất.

Bước 4: Kiểm tra ổ cứng
Nếu chỉ sử dụng máy trong một thời gian ngắn thật sự rất khó để biết HDD của máy đang có vấn đề gì không. để kiểm tra HDD, bạn hãy tải công cụ về rồi mở lên. Trong đó có các thông số chi tiết về chiếc ổ cứng như số lần khởi động, số giờ chạy, tình trạng ổ cứng. Nếu số giờ chạy càng cao thì bạn có thể yêu cầu giảm giá. Ngoài ra phần mềm báo phải Cẩn thận. ( Caution ) thì HDD này có có một vấn đề.

Bước 5: So sánh giá cả và quyết định giá trị của sản phẩm
Khi kiểm tra các bước kia rồi thì chúng ta bắt đầu kiểm tra giá cả của chiếc laptop đó. Hãy kiểm tra model của máy và truy cập các trang bán hàng như vatgia.vn để so sánh giá máy mới và máy cũ. Nếu máy bạn đang kiểm tra còn trong thời gian bảo hành chính hãng thì có thể quyết định mua với giá từ 50 đến 80% giá trị của chiếc máy mới. Còn nếu máy đã quá thời hạn bảo hành thì nên cân nhắc ra mức giá tầm thấp hơn nữa hoặc nên chọn máy khác nếu phát hiện máy bị các lỗi như trên.

Trên đây là 5 bước để giúp học sinh, sinh viên có thể kiểm tra một chiếc laptop cũ còn chất lượng hay không và quyết định giá trị của chiếc máy rất cơ bản và đơn giản để không bị mua mòn hàng với giá ” hời “. Chúc bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *